RƯỢU NẾP THƠM SƠN THÀNH

Người xưa có câu “Uống rượu, đó cũng là học vấn, chẳng phải chuyện ăn nhậu”. Trong văn hóa của người Á Đông nói riêng và người Việt nói chung, rượu chính là thứ đặc sản không thể thiếu và cũng là hương vị của những làng nghề truyền thống. Nấu rượu không chỉ là cách nâng cao thu nhập, mà còn là nét đẹp trong văn hóa dân tộc.

1 Hương Vị Khác Biệt Của Thương Hiệu Sơn Thành

SẢN PHẨM CỦA CHÚNG TÔI

Rượu Nếp Thơm Sơn Thành

Đối với xã Cẩm Phong xưa nay là thị trấn Phong Sơn, nấu rượu là nghề mà bà con nơi đây dùng để mưu sinh. Theo cùng với sự phát triển của xã hội, nghề nấu rượu nay được duy trì và phát huy trở thành nét đặc sắc của địa phương. Là một người con sinh ra và lớn lên với hình ảnh chum rượu, bếp củi đỏ lửa, chị Nguyễn Kim Chung đã và đang gìn giữ nghề mà được ông bà truyền lại và đã và sáng tạo thêm cho ra sản phẩm rượu nếp thơm Sơn Thành mang thương hiệu của riêng mình…

Xem chi tiết

QUY TRÌNH SẢN XUẤT RƯỢU NẾP THƠM SƠN THÀNH

Bước 1: Lựa chọn nguyên liệu

– Gạo nếp hạt cau được lựa chọn kĩ lưỡng, hạt gạo chắc mẩy. Có hương thơm đặc trưng và còn nguyên lớp vỏ lụa và lớp cám bên ngoài.

– Men thuốc bắc: Bột gạo, Trấu sạch, Men gốc, 36 vị thuốc bắc

Bước 2: Nấu cơm

– Tiến hành ngâm gạo nếp hoa cau trong nước từ 4-6h cho gạo nở ra rồi vo sạch, để ráo.

– Cho gạo vào nồi đồ lên thành xôi.

– Cơm chín, xới ra nia & trải đều, tránh làm cơm vón cục.

                               

Bước 3: Làm men

– Rửa sạch các vị thuốc bắc đã chuẩn bị, cho vào chảo sao vàng lên sau đó mang đi xay thành bột mịn.

– Ngâm bột gạo trong nước khoảng nửa ngày. Để tiết kiệm thời gian, bạn có thể ngâm từ tối hôm trước đến sáng hôm sau.

– Men mồi xay thành bột mịn

– Vỏ trấu rửa sạch, để ráo nước

– Nấu bột thuốc bắc lên theo tỉ lệ: 1kg bột thuốc bắc với 5 lít nước. Trộn đều hỗn hợp thuốc bắc, bột gạo, men mồi lại với nhau.

– Chuẩn bị nia đã trải sẵn vỏ trấu sạch.Tiến hành nặn hỗn hợp bột thuốc bắc thành những cục nhỏ đều nhau rồi đặt đều xuống nia trấu. Đặt nia men vào 1 phòng kín gió, phủ chăn kín lên trên để giữ ấm và tạo môi trường gây men tốt. Ủ khoảng 2-3 ngày thì đem ra chỗ thoáng mát cho nhanh khô.

 

Bước 4: Trộn men

– Sau khi dỡ cơm ra nia, đợi vài phút cho tới khi sờ tay thấy cơm còn ấm ấm là tiến hành rắc men.

– Men rượu giã nhỏ thành bột mịn và loại bỏ trấu rồi rắc đều vào nia cơm, trộn đều cho hỗn hợp quyện vào nhau.

Lưu ý:

Tỉ lệ gia men: 1 lạng men dùng cho 10kg gạo, nếu bạn nấu 5kg gạo chỉ cần dùng ½ lạng men là vừa.

Không rắc men kho cơm còn nóng sẽ làm men chết, cũng không rắc men khi cơm quá nguội sẽ làm hỏng cơm.

Bước 5: Ủ men rượu

– Cho hỗn hợp cơm trộn men vào chum hoặc hũ bằng đất nung để ủ nhưng chỉ cho đầy khoảng 2/3 dung tích chum/hũ rồi đậy kín nắp.
– Sau 3-4 ngày cơm rượu sẽ lên men, dậy mùi thơm.

Bước 6: Chưng cất rượu

Sau khi ủ men lần 1 được nước cốt rượu đầu tiên, cơ sở sẽ pha trộn tỉ lệ cân bằng nước và ủ lần 2. Sau 27 ngày sẽ cho rượu đi chưng cất, tinh lọc và khử Andehit. Những giọt rượu nếp hoa cau sau khi chưng cất thành công có mùi thơm nồng.

Bước 7: Chiết rót, đóng chai

Sau khi được khử Andehit, sẽ được rót chai, dán nhãn và phân phối.

Đánh Giá Thực Tế Của Khách Hàng

Tôi mua thử cho bố uống mà bố cứ khen mãi, bảo uống thơm mà không có mùi cồn như rượu bố hay mua, thế là thành khách hàng quen thuộc của Rượu nếp thơm Sơn Thành

Chị Ngọc Thanh / NV văn phòng

Chồng tôi rất thích rượu nếp của Sơn Thành vì uống dễ vào, uống nhiều cũng không bị đau đầu nên cứ có khách là mời nhiệt tình lắm!

Chị Lê Tú / Kinh doanh

Tôi mua cho công ty trong đợt liên hoan vừa rồi và được các anh khen lắm, may nhờ chị hàng xóm giới thiệu mà chuẩn bị được rượu ngon cho mọi người, rất cám ơn rượu nếp thơm Sơn Thành đã mang đến 1 sản phẩm chất lượng

Chị Hà My / Kinh doanh

LIÊN HỆ ĐẶT HÀNG