CÂU CHUYỆN SẢN PHẨM

RƯỢU NẾP THƠM SƠN THÀNH

       Người xưa có câu “Uống rượu, đó cũng là học vấn, chẳng phải chuyện ăn nhậu”. Trong văn hóa của người Á Đông nói riêng và người Việt nói chung, rượu chính là thứ đặc sản không thể thiếu và cũng là hương vị của những làng nghề truyền thống. Nấu rượu không chỉ là cách nâng cao thu nhập, mà còn là nét đẹp trong văn hóa dân tộc.

    Đối với xã Cẩm Phong xưa nay là thị trấn Phong Sơn, nấu rượu là nghề mà bà con nơi đây dùng để mưu sinh. Theo cùng với sự phát triển của xã hội, nghề nấu rượu nay được duy trì và phát huy trở thành nét đặc sắc của địa phương. Là một người con sinh ra và lớn lên với hình ảnh chum rượu, bếp củi đỏ lửa, chị Nguyễn Kim Chung đã và đang gìn giữ nghề mà được ông bà truyền lại và đã và sáng tạo thêm cho ra sản phẩm rượu nếp thơm Sơn Thành mang thương hiệu của riêng mình. Hơn 20 năm gắn bó với truyền thống nấu rượu thủ công ấy, chị Chung cùng với gia đình đã tạo nên được những giọt rượu ngọt, cay, nồng đậm.

    Ai nói nấu rượu là dễ, là đơn giản, để làm được những mẻ rượu hoàn chỉnh, chị Chung đã phải tỉ mỉ, cẩn thận ở từng công đoạn, từ việc chọn gạo, chọn men, đến lúc chưng cất, đều phải được đảm bảo an toàn, làm đúng quy trình theo bí quyết riêng của gia đình.

Những hạt gạo được chọn làm nguyên liệu để nấu rượu nếp phải là những hạt gạo hoa cau có mùi thơm tự nhiên, hạt to, tròn bóng và không bị sâu mọt. Cùng với gạo nếp hoa thì men ủ rượu cũng là nguyên liệu cực kỳ quan trong khi nấu rượu. Thông thường thì ở mỗi địa phương sẽ có cách chế biến loại men rượu phù hợp, với cơ sở của mình, chị Chung đã dùng men thuốc bắc do chính cơ sở làm để ủ. Nguyên liệu làm men cũng được chính tay chị lựa chọn. Vậy nên những viên men được làm sau khi ủ cho ra một hương vị khác biệt của thương hiệu rượu nếp thơm Sơn Thành.

   Sau khi gạo được ngâm nước khoảng 4 – 6 tiếng sau đó để ráo rồi nấu chín, cơm chín được cho ra một chiếc mâm lớn và trãi đều ra để cơm nhanh nguội. Loại bỏ các lớp trấu có trong men, sau đó say nhuyễn hoặc đập nhỏ ra khi cơm nguội thì rắc men đều lên trên, trộn đều men và cơm nếp cái hoa vàng với nhau. Sau khi đã trộn đều cơm nếp và men thì cho vào một bình lớn và đậy kín, để khoảng 4 – 5 ngày cho nước ra, lúc này mùi thơm nồng của rượu đã tỏa ra. Sau khi ủ men lần 1 được nước cốt rượu đầu tiên, cơ sở sẽ pha trộn tỉ lệ cân bằng nước và ủ lần 2. Sau 27 ngày sẽ cho rượu đi chưng cất, tinh lọc và khử Andehit. Những giọt rượu nếp hoa cau sau khi chưng cất thành công có mùi thơm nồng, uống vào êm và hơi tê đầu lưỡi. Nấu với cách truyền thống là vậy, nhưng cơ sở của gia đình đã cải tiển một số công đoạn và máy máy hiện đại để cho ra sản phẩm an toàn và chất lượng nhất.

Là một thức uống mà ngày nay chúng ta sẽ bắt gặp ở mọi hoạt động trong cuộc sống, từ các đám giỗ, đám cưới hay lễ hội lớn, hình ảnh chén rượu nồng luôn hiện diện. Thức uống ấy từ lâu đã trở thành một nét văn hóa dân gian được lưu truyền. Cũng từ đây cơ sở sản xuất rượu của gia đình chị đã lấy đó làm tiền đề để phát huy giá trị tốt đẹp của ông bà để lại, nâng cao không chỉ về chất lượng mà còn về mẫu mã, bao bì. Việc sản xuất rượu của gia đình chị đã góp phần tạo được công ăn việc làm cho nhiều họ gia đình trên địa bàn, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế cho địa phương. Với mong muốn đưa thương hiệu rượu nếp cái hoa vàng đến rộng hơn với mọi người, để đó sẽ là món quà theo chân du khách vào Nam ra Bắc mang trọn hương vị nồng ấm, thơm thơm của hương lúa nếp, cay cay, ngọt ngọt của men rượu mang cả tấm chân tình của bà người dân Cẩm Phong.

LIÊN HỆ ĐẶT HÀNG